Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Việt Nam phản pháo đanh thép lời vu khống của Trung Quốc
Hôm nay (8/5), trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước một số phát biểu của phía Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã mở rộng, bồi đắp lấn biển quy mô lớn tại các đảo, đá mà theo phía Trung Quốc, Việt Nam “chiếm giữ” ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

 



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình

 

Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN.    

  

Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không có thêm các hành động gây phức tạp và mở rộng tranh chấp trên Biển Đông”. 

            

Cùng ngày, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc gần đây, Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc có công hàm gửi Phái đoàn thường trực các nước tại Liên hợp quốc, trong đó khẳng định “chủ quyền và các yêu sách liên quan” của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại các đảo và bãi ở Biển Đông là “hợp pháp, chính đáng và đúng đắn”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Đây là những quan điểm sai trái và không có bất kỳ cơ sở pháp lý, lịch sử cũng như thực tế nào. Ngày 30/4/2015, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có công hàm gửi phái đoàn thường trực tất cả các nước tại Liên hợp quốc bác bỏ những quan điểm đó của phía Trung Quốc”. 

  

Quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào. 

  

Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này. 

  

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống. 

  

Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Theo Hiệp định, Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam và trong thời hạn thỏa thuận giữa các bên. Phù hợp với Hiệp định Giơ-ne-vơ, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Giơ-ne-vơ 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó. 

  

Hôm 29/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên tố rằng "Việt Nam đang xây dựng cảng biển, đường băng, căn cứ tên lửa, các tòa nhà văn phòng, doanh trại, khách sạn, ngọn hải đăng và bãi đỗ trực thăng ở hơn 20 bãi đá và đảo thuộc quần đảo Trường Sa". 

 

Với bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, việc Trung Quốc cáo buộc Việt Nam xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa rõ ràng là một điều hết sức nực cười, lố bịch và phi lý. 

  

Trung Quốc đang ngang ngược đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển chiến lược giàu tài nguyên. Để thực hiện tham vọng của mình, Trung Quốc quyết liệt tranh giành chủ quyền với các nước láng giềng xung quanh như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và cả Vùng lãnh thổ Đài Loan. 

  

Những hình ảnh thu được từ vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, cải tạo và bồi đắp trái phép ở một loạt bãi đá ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Động thái trên của Trung Quốc đang vấp phải làn sóng chỉ trích, lên án vô cùng dữ dội của cộng đồng quốc tế. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)
    Lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva (23-03-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (21-03-2024)
    Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào (20-03-2024)
    Thủ tướng gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (19-03-2024)
    Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn với những bước tiến dài cho nền kinh tế (18-03-2024)
    Việt Nam sẽ có khu lấn biển làm đảo nhân tạo hơn 11.000 ha (15-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Với TQ, cảnh giác không bao giờ thừa! (01-05-2015)
    VN và Mỹ đề cao cảnh giác ở biển Đông (30-04-2015)
    Việt Nam diễu binh với súng trường tự chế tạo (22-04-2015)
    Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ (20-04-2015)
    Hải quân Việt Nam sắp có thêm 2 chiến hạm hiện đại (19-04-2015)
    Nga nên thích nghi trong quan hệ với VN (12-04-2015)
    Tàu tác chiến Mỹ lần đầu đến Việt Nam (10-04-2015)
    'Việt Nam là một quốc gia quan trọng' (07-04-2015)
    Ông Medvedev: “Xin nói thẳng, Việt Nam là trường hợp ngoại lệ” (06-04-2015)
    Việt Nam ủng hộ chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ (03-04-2015)
    Hợp tác ở Cam Ranh không gây nguy hại cho bên thứ ba (27-03-2015)
    Sự xuyên tạc đáng ghê tởm của báo chí Trung Quốc về cuộc chiến tranh 1979 (07-03-2015)
    Mỹ đưa VN vào danh sách trợ giúp hạt nhân (06-03-2015)
    Một người Việt bị cáo buộc liên quan đến al-Qaeda (04-03-2015)
    Vì sao Trung Quốc ngày càng bỏ xa Việt Nam trong phát triển? (28-02-2015)
    Vĩnh biệt một trái tim nhân hậu (14-02-2015)
    PTT Phạm Bình Minh:Tranh chấp Biển Đông là mối đe dọa 2015 (24-01-2015)
    Vì sao miền Bắc Việt Nam im lặng sau hải chiến Hoàng Sa? (20-01-2015)
    Chính sách đối ngoại của Việt Nam qua góc nhìn chuyên gia phương Tây (17-01-2015)
    Thận trọng với đề xuất cho thanh toán sử dụng Nhân Dân Tệ ở Việt Nam (04-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152812289.